Dân văn phòng thường có nguy cơ
mắc bệnh tim mạch, đau vai, xương khớp…Ít ai nghĩ rằng dân văn phòng
cũng là đối tượng rất dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa
Dân văn phòng có nguy cơ mắc bệnh tiêu hoá cao
Do tính chất của công việc khiến người
làm việc văn phòng có những thói quen, lối sống, sinh hoạt không lành
mạnh như: thức khuya, uống không đủ nước, bỏ bữa ăn sáng, ăn uống quá
nhanh, ăn nhiều vào bữa tối, tiệc tùng với rượu bia, các món ăn nhiều
gia vị… nên đối tượng văn phòng có nhiều nguy cơ mắc các chứng tiêu hoá.
Chính thói quen sinh hoạt, ăn uống bị đảo lộn dẫn đến hiện tượng axit
trong lớp bảo vệ dạ dày bị trào ngược vào thực quản, gây kích ứng niêm
mạc thực quản.
Nhiều triệu chứng bệnh hay bị chẩn đoán nhầm
86% người mắc GERD cho biết ợ nóng và
khó tiêu là 2 triệu chứng chính. Ngoài ra, GERD còn có các biểu hiện như
đầy hơi, đầy bụng, đau thượng vị… Người bị GERD thường nóng rát, cảm
thấy đắng trong miệng, mệt mỏi, ăn uống kém ngon. Vì triệu chứng đa
dạng, GERD thường được nhiều người lầm tưởng với những căn bệnh khác dẫn
đến điều trị không đúng cách hoặc không điều trị vì nghĩ rằng cơ thể sẽ
“tự điều chỉnh” sau vài ngày. Điều này dẫn đến bệnh nặng hơn và điều
trị mất nhiều thời gian hơn. Không ít trường hợp bị GERD nhưng lại bị
viêm họng nên thường được chẩn đoán và điều trị các bệnh về đường hô
hấp.
GERD có thể dẫn đến ung thư thực quản
GERD không chỉ làm người bệnh mệt mỏi,
khó chịu, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt cũng như làm giảm chất
lượng cuộc sống, nó có thể khiến người bệnh bị viêm thực quản mãn tính,
lâu ngày có thể dẫn đến ung thư thực quản.
Béo phì và hút thuốc có thể tăng nguy cơ bị GERD
Có rất nhiều yếu tố tăng nguy cơ bị GERD
như béo phì, hút thuốc lá, mang thai, bị tiểu đường… Hút thuốc làm giảm
chức năng vận động thực quản, tăng việc nuốt không khí, khiến người
bệnh bị ợ hơi nhiều hơn. Các nghiên cứu cũng cho thấy, những người quá
cân hoặc béo phì sẽ có nguy cơ bị chứng GERD nhiều hơn, do lượng mỡ
nhiều ở bụng sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng trào ngược axít.
Để phòng GERD, mọi người nên duy trì lối
sống lành mạnh, ăn uống sinh hoạt điều độ, không uống rượu bia, hút
thuốc lá, giữ trọng lượng cơ thể cân đối… Những người đang mắc bệnh thì
không nên uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn ít đồ cay nóng, đồ béo, tránh
ăn khuya và nên ăn trước giờ đi ngủ ít nhất 2-3 tiếng…
Thông tin hữu ích
Protandim là sản phẩm được phát minh bởi
một nhà khoa học của Mỹ đã dành hơn 40 năm để nghiên cứu về một sản
phẩm chống lão hóa kéo dài tuổi thọ. Sản phẩm này chính là Protandim đã
được chứng minh lâm sàng là có tác dụng làm giảm số lượng gốc oxy hóa
tới 40%.Protandim được công nhận và cấp bằng sáng chế cho phương thức bổ
sung hữu hiệu chống lão hóa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét